Cây cao su là cây trồng chủ lực tại tỉnh Quảng Bình. Vì vậy dịch vụ phun thuốc Quảng Bình trên cây cao su sẽ giúp nông dân nâng cao được chất lượng. Từ đó nền kinh tế sẽ chuyển biến theo chiều hướng đi lên.
Đối với tỉnh Quảng Bình, cây cao su được xem là cây đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người trồng cao su. Bên cạnh đó, cây cao su còn giúp hạn chế xói mòn đất ở vùng gò đồi, núi cao, cải thiện khí hậu. Để nâng cao nữa năng suất, sản lượng cũng như phát huy hiệu quả và khả năng cạnh trạnh sản phẩm cao su trên thị trường thì bà con cần chú ý đến vấn đề chăm sóc sâu bệnh hại trên cây.
Tìm hiểu về các loại sâu bệnh hại trên cây cao su
Người ta tìm thấy được trên cây cao su có rất nhiều loại sâu bệnh hại gây hại đến số lượng và chất lượng mủ của cây. Bên cạnh đó, vào mùa mưa cũng là thời điểm sâu bệnh hại dễ phát sinh gây hại. Sau đây là một số sâu bệnh hại thường gập trên cây cao su mà bà con thường gặp
Câu cấu ăn lá
- Sâu non sinh sống ở dưới đất bằng cách đục phá rễ và gốc cây.
- Con trưởng thành cắn gặm lá già chừa gân lá lại, đôi khi ăn trụi cả lá non nếu mật số cao. Sự gây hại của câu cấu làm giảm sinh trưởng của cây.
- Hiện tại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ câu cấu trên cây cao su. Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc có hoạt chất Metarhizium anisopliae, Diazinon, Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl, Thiamethoxam để phòng trừ.
Mối hại cao su
- Mối hại thân cây: Ban đầu mối xâm nhập vào cây qua vết thương cơ giới. Sau đó,
mối làm mạng bằng đất để bảo vệ chống lại thiên địch và điều kiện bất lợi của
môi trường. Tiếp theo chúng tấn công ngầm trong thân, gây chết và gãy đổ cây. - Mối hại rễ: thường chúng làm thành những đường bùn ướt nổi lên trên mặt đất.
Mối ăn rễ làm chết cây.
Sùng hại rễ cây
Sùng là tên gọi chung cho sâu non của các loài bọ rầy cánh cứng. Các loại sùng này thường hoàn thành vòng đời trong một năm. Sâu non màu trắng ngà, thân cong chữ C, kích thước 2-5 cm sống dưới đất và gây hại rễ
Bệnh phấn trắng lá
- Bệnh phát sinh chủ yếu trên các lá non. Sau khi nấm bệnh tấn công 7-10 ngày, bào tử được hình thành trên vết bệnh có màu trắng ở hai mặt lá, vết bệnh có hình dạng không cố định. Bệnh làm lá vàng, khô héo và rụng sớm, cây sinh trưởng kém.
- Hoa bị bệnh thì nhỏ và thối rụng.
Bệnh héo đen đầu lá
Bệnh chủ yếu gây hại trên lá. Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu nâu xuất hiện ở mép lá hoặc chóp lá, sau đó vết bệnh lan rộng vào trong phiến lá thành vết đen lớn làm khô một mảng lá
Bệnh rụng lá mùa mưa và thối trái
Điển hình của bệnh là trên cuống lá bị rụng có một hoặc nhiều cục mủ trắng hoặc đen, tại trung tâm vết bệnh màu nâu hoặc xám. Đầu cuống lá tiếp xúc với chồi không có mủ và các lá dễ dàng rời ra khi lắc nhẹ, khác với trường hợp lá rụng do gió. Tán lá bị rụng không ra lại mà phải đến mùa ra lá năm sau, làm giảm sản lượng.
Trên trái xanh gần khô, xuất hiện vết thâm màu nâu tại phần dưới của trái sau đó lan rộng toàn bộ. Trái bị bệnh khô lại và treo trên cây với những đám nấm màu trắng, đây là nơi nấm tồn tại qua mùa khô và nguồn bệnh ban đầu.
Bệnh nứt vỏ
Thân cành bị nứt, có mủ chảy rỉ ra, có màu nâu đặc trưng, đôi khi chồi mọc ra dưới vết nứt, làm cây chậm sinh trưởng, đôi khi chết cây. Bệnh thường xuất hiện trên vườn cây trên 3 năm tuổi và vườn cây khai thác.
Bệnh khô miệng cạo
Trên cây đang cạo mủ bình thường, xuất hiện các đoạn mủ khô ngắn trên miệng cạo, vết khô lan nhanh và sau đó cây bị khô mủ hoàn toàn. Có 2 loại:
- Miệng cạo bị khô mủ hoàn toàn (toàn phần), mặt cạo bị khô và xuất hiện các vết nứt trên vỏ cạo.
- Miệng cạo bị khô từng đoạn ngắn (từng phần). Nếu cho cây nghỉ cạo một thời gian, cây sẽ cho mủ trở lại.
Biện pháp:
- Cạo đúng quy định về kỹ thuật. Chăm sóc, bón phân đầy đủ cho vườn, tránh bôi chất kích thích mủ.
- Khi vườn cây nhóm I, II có tỷ lệ cây khô miệng cạo trên 6% phải giảm chế độ cạo, trên 10% có thể nghỉ cạo, chăm sóc, bón phân hoặc giảm cường độ cạo.
- Khi thấy cây cạo không có mủ là dấu hiệu bị bệnh, phải nghỉ cạo.
Ngoài ra trên cây cao su còn có các loại bệnh: bệnh nấm hồng, bệnh đốm mắt chim….
Dịch vụ phun thuốc Quảng Bình trên cây cao su cho hiệu quả ra sao?
Cao su là loại cây thân gỗ, tán rộng, thân cây lại cao nên chắc chắn bà con cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phun thuốc. Không những thế, việc phun thủ công như từ trước đến giờ cũng gây nhiều phiền toái.
Hiện nay vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển. Vì thế việc sử dụng các biện pháp công nghệ ngày nay cũng đang được thúc đây trong nhiều lĩnh vực. Trong nông nghiệp cũng có các thiết bị công nghệ như máy cày, máy kéo, máy tuốt lúa, máy bay nông nghiệp không người lái… Những thiết bị này có mặt để bà con đỡ nhọc hơn khi canh tác.
Dịch vụ phun thuốc Quảng Bình trên cây cao su gần đây được bà con ưa chuộng. Không những đem lại hiệu quả khi phun thuốc, rải phân mà nó còn giúp người phun hạn chế hết mức có thể việc tiếp xúc với những chất độc hại.
Địa chỉ uy tín cho dịch vụ phun thuốc
iRai luôn đưa ra những dịch vụ chất lượng cùng đội ngũ phun kinh nghiệm dày dặn. Dịch vụ có hiệu quả hay không thì 70% là nhờ vào chất lượng của đội ngũ phun. Cao su khó phun thì đã có dịch vụ của chúng tôi.
Chúng tôi còn cung cấp các dòng máy bay nông nghiệp như: DJI T30, DJI T20, DJI T10. Bên cạnh đó còn có 2 dòng máy siêu phẩm mới ra là DJI T40 và DJI T20P
Để trải nghiệm dịch vụ phun thuốc tại Quảng Bình, bà con vui lòng liên hệ đến số hotline của iRai Việt Nam để được hỗ trợ miễn phí.
Hotline: 035.355.8855
Fanpage: https://www.facebook.com/maybaynongnghiepirai/
Email: contact@irai.vn