Với tốc độ phun 16ha/giờ, sử dụng máy bay DJI Agras T30 phun thuốc cho cây keo là giải pháp tốt nhất hiện nay giúp bà con dập sâu bệnh trên diện rộng nhanh chóng và hiệu quả.
Cây keo hay còn gọi là cây gỗ keo, là loài cây gỗ thẳng, thuộc nhóm cây gỗ chất lượng tốt. Gỗ keo có rất nhiều tác dụng nên rất phù hợp với các dự án lâm nghiệp thương mại. Hiện nay cây keo được trồng thành rừng ở nhiều địa phương, phổ biến nhất là các tỉnh phía Bắc. Đây cũng là loài cây bị nhiều loại sâu bệnh hại tấn công nên bà con cần chú ý đến khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ rừng keo.
Đặc điểm của các loại sâu bệnh hại trên cây keo
Cây keo thường bị một số loại sâu bệnh hại sau đây tấn công:
· Sâu nâu vạch xám (Speiredonia retorta Linnaeus).
Đây là một trong những loài sâu gây hại thường gặp trên cây gỗ keo. Đặc điểm sinh học của chúng là qua đông ở pha nhộng, nằm ẩn trong đất, cuối mùa xuân vũ hoá. Sâu nâu vạch xám phá hoại rừng keo từ 2-8 tuổi nhưng tập trung nhiều ở rừng từ 4¸8 tuổi. Chúng gây hại bằng cách ăn lá làm giảm tăng trưởng của cây.
· Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp).
Sâu kèn nhỏ tấn công cây keo làm lá bị những đốm khô và thủng, mất khả năng quang hợp khiến cây bị còi cọc. Sâu non tuổi 1 – 3 chỉ ăn lớp biểu bì của lá, các tuổi sau chúng sẽ ăn lá thành các lỗ hoặc ăn hết lá chỉ để lại gân lá. Chúng sinh trưởng rất nhanh, mật độ lên tới hàng vạn con trên cây.
· Mối (Isoptera).
Mối là một trong những côn trùng gây hại nguy hiểm nhất ở rừng, gồm có: mối chúa, mối mua, mối giống, mối thợ, mối lính… Đối với các rừng cây mới trồng dưới 1 tháng tuổi, mối cắn gốc thân và rễ. Tại rừng cây lớn, mối cắn rễ và vỏ thân cây khiến cây bị héo và chết. Mối chủ yếu gây hại trên rừng cây mới trồng bằng cây con gieo ở vườn ươm. Tỷ lệ gây hại của loài này trung bình khoảng 20-30%, có nơi lên đến 70%.
· Bệnh thán thư (đốm than) lá keo (Colletotrichum gloeosporioides)
Bệnh thán thư là một trong những bệnh hại thường gặp trên cây keo, bệnh phát sinh gây hại trên lá, chủ yếu ở đầu ngọn lá và mép lá. Lúc đầu lá mất màu rồi lan rộng dần vào phiến lá, vết bệnh có thể làm khô đến nửa lá. Bệnh thường gặp ở vườn ươm và rừng trồng, khiến cho cây sinh trưởng chậm.
· Bệnh đen thân (Macrophomina phaseolina Tassi)
Triệu chứng ban đầu là gốc biến thành màu nâu, lá mất màu xanh, bệnh lan dần lên ngọn khiến cho lá khô héo rũ xuống phần vỏ thân co ngót, tầng trong vỏ thối đen, xốp hoặc dạng bột. Nhiều hạch nấm màu đen xuất hiện, nấm bệnh xâm nhiễm vào phần gỗ, phần tủy gỗ biến thành màu nâu đen và lan dần đến phần rễ cây, nhổ cây lên chỉ còn lại phần gỗ.
· Bệnh phấn trắng lá keo (Oidium sp.)
Đây là bệnh hại do nấm Oidium sp. gây ra, nấm xuất hiện trên bề mặt lá để hút dinh dưỡng. Ban đầu lá non, chồi non và cành non có các đốm nhỏ trong suốt, dần dần trên lá có các bột trắng, đó là sợi nấm và bào tử phân sinh. Sợi nấm phát triển lan rộng ra xung quanh, bệnh nặng khiến lá xoăn lại, màu nâu vàng, khô chết, lá không rụng.
· Bệnh bồ hóng (Capnodium mangifera).
Biểu hiện của bệnh là ban đầu xuất hiện vết bệnh hình tròn màu đen, sau đó dần dần lan rộng toàn bộ mặt lá phủ một lớp bồ hóng làm cho lá không quang hợp được.
· Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor Berk. & Br)
Bệnh nấm hồng trên cây keo thường xuất hiện vào đầu mùa mưa trở đi, bệnh tấn công khiến ngọn cây bị chết, đổ gẫy, từ chỗ gốc cây mọc chồi mới, trường hợp bệnh nặng thì toàn bộ cây bị chết.
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây keo
Sâu bệnh hại tấn công làm giảm sự sinh trưởng của rừng keo, để bảo vệ rừng, bà con cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời:
- Thường xuyên kiểm tra rừng keo để phát hiện sâu bệnh và có biện pháp loại trừ, tránh dịch hại lây lan trên diện rộng, tập trung kiểm tra sâu bệnh vào các tháng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 11.
- Khi sâu non còn ít thì có thể dùng biện pháp bắt giết.
- Tiến hành khoanh vùng và đánh dấu kịp thời để phân loại và xác định độ tuổi cây bị gây hại.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu bệnh.
Máy bay DJI Agras T30 – giải pháp phun thuốc trừ sâu cho cây keo
Cây keo có đặc điểm là cây thân gỗ cao, được trồng tập trung thành rừng với diện tích lớn, do vậy việc phun thuốc trừ sâu tốn nhiều nhân công và khá vất vả nếu như bà con sử dụng phương pháp phun xịt truyền thống.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy bay không người lái DJI Agras T30 ra đời đã trở thành thiết bị hỗ trợ đắc lực cho bà con trong khâu phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Sử dụng máy bay không người lái phun thuốc cho cây keo là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.
Đại diện của Công ty iRai Việt Nam – đơn vị chuyên cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật – cho biết, máy bay DJI Agras T30 là thiết bị bay không người lái ứng dụng trong nông nghiệp mạnh mẽ nhất hiện nay. Với tốc độ phun 16ha/giờ, sử dụng máy bay DJI Agras T30 phun thuốc trừ sâu là giải pháp tốt nhất khi bà con muốn dập sâu bệnh trên diện rộng nhanh chóng và không tốn nhiều công sức.
DJI Agras T30 được trang bị bình chứa 30 lít, chiều rộng phun tối ưu lên tới 9 mét, hiệu suất đạt 16ha/giờ. Máy bay hoạt động tốt vào ban đêm giúp bà con tranh thủ thời điểm thuận lợi để diệt trừ sâu bệnh hiệu quả, ngăn chặn dịch hại lây lan. Được trang bị nhiều tính năng thông minh, máy bay DJI Agras T30 phun thuốc cho cây keo giúp bà con tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm 90% nước và 30% thuốc, tiết kiệm nhân công, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người nông dân.
Việc vận hành máy bay rất dễ dàng, người điều khiển chỉ cần ngồi một chỗ và điều khiển máy bay cất cánh phun thuốc cho toàn bộ khu rừng theo các thông số đã được cài đặt sẵn.
Công ty iRai Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái với nhiều trạm phun trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của bà con.
Để được tư vấn, bà con vui lòng liên hệ Công ty iRai Việt Nam theo thông tin dưới đây.