Những điều cần biết về bệnh cháy lá sầu riêng

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên, vào mùa mưa thường gặp phải một số bệnh hại đặc thù, điển hình là bệnh cháy lá sầu riêng.

Đối với bà con làm nông nghiệp, việc gặp điều kiện thời tiết bất lợi khi nuôi trồng, sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Sầu riêng – loại quả mang lại giá trị kinh tế cao nhưng lại “rất khó chiều”, thường bị nhiều sâu bệnh hại tấn công. Đặc biệt vào mùa mưa, bệnh cháy lá chết ngọn do nấm Rhizoctonia Solani gây ra thường phổ biến.

Triệu chứng và tác hại của bệnh cháy lá sầu riêng

Tác nhân gây bệnh

Bệnh cháy lá sầu riêng do nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28 °C. Nấm phát triển kém ở 35 °C và ngưng phát triển ở 100 °C.

Biểu hiện bệnh

Bệnh gây hại trên cả lá non và lá già, cả trên vườn ươm và vườn cây lớn. Trên lá, vết bệnh không có hình dạng rõ rệt. Ban đầu là một đốm nhỏ xanh tái, sau đó lan rộng dần rồi thành màu nâu, và cuối cùng thành màu xám. 

Bệnh cháy lá sầu riêng

Khi môi trường có ẩm độ và nhiệt độ cao, bệnh dễ lan sang các lá khác đứng gần, làm cho các lá dính với nhau và có thể bị thối đen. Bệnh cũng có thể tấn công vào các cành non và làm khô cành. Bệnh nặng sẽ làm cho toàn bộ lá bị khô trắng, làm cây mất khả năng quang hợp và bị suy yếu, mất sức.

Đặc biệt bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện vườn trồng dày, vườn ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không hợp lý như bón phân không cân đối, bị dư đạm và thiếu vi lượng. Vườn không được cắt tỉa cành sâu bệnh, cành có tán lá rậm rạp, bị rợp bóng, vườn thiếu ánh nắng chiếu vào và không thông thoáng… thường bị hư hại nặng.

Phòng trừ bệnh cháy lá sầu riêng

  • Ở giai đoạn cây con: Bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm, cây con nên để khoảng cách thưa, bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc như Monceren, Benomyl, Carbendazim, Topsin M, Bonanza, ThioM, Ridomil MZ Validamycin (Validan, Vanicide,…) hoặc có thể tưới lên đất. Cần chú ý chọn nơi thoáng mát, đón nắng sáng và hạn chế nắng chiều để đặt cây, khoảng cách giữa các cây không nên quá gần.
  • Trong vườn cây lớn cũng nên phun các loại thuốc trên thường xuyên hoặc có thể tiêm thuốc vào cây.
  • Loại bỏ cành, lá bị bệnh trong vườn, vệ sinh vườn cũng rất cần thiết để giảm mật số mầm bệnh.
  • Vì đây là nấm đa ký chủ nên cần giảm cỏ trong vườn sẽ giúp hạn chế bệnh tốt.
  • Trong vườn ươm, mật độ cây vừa phải và không tưới quá thừa nước.
  • Không đặt cây sầu riêng con dưới tán sầu riêng lớn.
  • Thu dọn và tiêu hủy các phần cây lá bị bệnh.
  • Tạo vườn cây thông thoáng, thu dọn cỏ dại và rác.
  • Tỉa bớt các cành của cây con gần mặt đất, không ủ gốc vào mùa mưa.
  • Kết hợp việc phun thuốc hóa học lên tán cây với việc xử lý đất.
  • Dùng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trị.

Sử dụng máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng

giải pháp cho sầu riêng bị cháy lá

Ngoài những giải pháp nêu trên, hiện nay nhiều bà con đã ứng dụng mô hình máy bay xịt thuốc vào quy trình chăm sóc sầu riêng.

Máy bay có thể theo dõi vườn trồng giúp phát hiện sớm sâu bệnh để ngăn chặn sự lây lan. Với chức năng phun thuốc kết hợp hệ thống vòi phun hiện đại, khả năng diệt trừ sâu bệnh được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, khi sử dụng máy bay phun thuốc, bà con nông dân sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Đảm bảo sức khoẻ cho người trồng đồng thời giúp bảo vệ môi trường

Đặt hàng máy bay phun thuốc DJI Agras T30 ngay hôm nay để được hưởng chính sách ưu đãi từ công ty iRai Việt Nam. Chi tiết liên hệ:

Hotline: 035.355.8855

Fanpage: https://www.facebook.com/maybaynongnghiepirai/

Email: contact@irai.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

035.355.8855