Phòng trừ sâu bệnh hại sầu riêng trong mùa mưa

Sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên lại rất “khó tính” không chịu được điều kiện khắc nghiệt như hạn, mặn, ngập úng… do đó cây chỉ phát triển tốt ở vùng nước ngọt quanh năm. Ngoài ra, đây là loại quả thường bị nhiều loại sâu bệnh tấn công nhất là trong mùa mưa. Vậy làm thế nào để phòng trừ sâu bệnh hại sầu riêng trong mùa mưa hiệu quả?

Một số bệnh hại sầu riêng phổ biến trong mùa mưa 

Bệnh thán thư

bệnh hại sầu riêng thường gặp vào mùa mưa
Thán thư – Bệnh hại sầu riêng vào mùa mưa

Bệnh thán thư là bệnh phổ biến trên sầu riêng. Bệnh do nấm Colletotrichum  Zibethinum gây ra.  Nấm bệnh phá hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh bắt đầu từ rìa hay chót lá lan dần vào trong phiến lá, có dạng tròn hoặc bất định, tạo thành các mãng cháy màu nâu đỏ, trên đó có những đường gợn sóng nâu thẫm. Đặc trưng là những vòng đồng tâm và có những hạt nhỏ màu đen li ti là các ổ bào tử. Giữa vết bệnh và phần xanh còn lại của lá có đường ranh giới rõ rệt màu nâu. 

Bệnh thường phát sinh trên lá già và lá bánh tẻ. Bệnh nặng cháy toàn bộ lá và rụng sớm, cây kém phát triển, nhất là khi cây còn nhỏ. Nấm tồn tại trên lá bệnh ở dạng sợi và bào tử. 

Bệnh gây hại quanh năm nhưng thường nặng trong mùa mưa, nhất là những ngày mưa dầm có độ ẩm không khí khá cao. Vườn trồng dày, thiếu chăm sóc cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Bệnh cháy lá

Bệnh cháy lá trên sầu riêng thường xuất hiện nhiều nhất trong mùa nắng giai đoạn ra hoa và đậu trái.
Bệnh cháy lá sầu riêng

Trong mùa mưa, bệnh cháy lá khá phổ biến gây hại trên các vườn sầu riêng. Bệnh do nấm Rhizoctonia Solani gây ra, tấn công và gây hại không chỉ cây con trong vườn ươm mà còn trên cây lớn, bất kỳ vị trí nào trên lá. 

Bệnh lan dần từ lá già bên dưới và lên trên lá non. Vết bệnh không có hình dạng rõ rệt, màu xanh tái như bị luộc nước sôi, về sau lan rộng có màu vàng nâu, cuối cùng chuyển màu xám trắng.

Lá bị bệnh không phát triển được và co rúm lại, bệnh lây lan rất nhanh, từ lá này sang lá kia và các lá bệnh dính lại với nhau như kiến làm tổ (nông dân còn gọi là bệnh tổ kiến), bên trong có những sợi tơ nấm trắng xám và đôi khi có những hạch nấm tròn màu nâu nhạt như hạt cát. Nếu bệnh xảy ra trong lúc có ẩm độ không khí cao, hoặc mưa dầm thì vết bệnh có màu đen và nhũn ra. 

Bệnh nặng làm lá cháy thành mãng lớn và rụng sớm, đôi khi cành non cũng bị tấn công làm khô dần và chết ngọn. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, nóng và ẩm. Hạch nấm có thể sống trong đất và nước hàng năm, từ đó mọc ra sợi nấm để xâm nhập và gây bệnh.

Giải pháp phòng ngừa các bệnh hại sầu riêng trong mùa mưa

  • Trồng cây với mật độ hợp lý, khoảng cách 8-10m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển thông thoáng.
  • Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những bộ phận bệnh đem tiêu hủy.
  • Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
  • Bón phân cân đối, nhất là tránh bón thừa đạm.
  • Không bố trí hay đặt cây con dưới tán cây lớn, ít nắng và ẩm thấp, không tưới quá nhiều nước nhất là vào chiều tối.

Máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng

Máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng

Ngoài các giải pháp kể trên, DJI Agras T30 là máy bay có thể giúp xịt thuốc, bón phân một cách hiệu quả, giúp phòng ngừa bệnh hại sầu riêng. Hoạt động trên mọi loại địa hình, môi trường, điều kiện thời tiết.

Bà con quan tâm liên hệ công ty iRai Việt Nam qua hotline 035.355.8855 để được tư vấn.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

035.355.8855